KOTIMART

Giải bài tập sách giáo khoa GDPT 2018

Dạy học giải quyết vấn đề

1. Phẩm chất:

  • Chăm chỉ: Chủ động, kiên trì lập và thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề
  • Trách nhiệm: Tự giác đề xuất giả thuyết và lập kế hoạch giải quyết vấn đề nhằm kiểm chứng giả thuyết đã đặt ra.

2. Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tự quyết định cách giải quyết vấn đề, đánh giá về quá trình và kết quả giải quyết vấn đề
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo:  Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức giải quyết vấn đề, xử lí các vấn đề phát sinh một cách sáng tạo khi giải quyết vấn đề nhằm đạt được kết quả tốt nhất.

3. Khái niệm:

  • Dạy học giải quyết vấn đề là cách thức tổ chức dạy học, trong đó học sinh được đặt trong một tình huống có vấn đề mà bản thân học sinh chưa biết cách thức, phương tiện (tri thức, kĩ năng...) cần phải nổ lực tư duy để giải quyết vấn đề.

4. Điều kiện sư dụng:

  • Cần tạo ra tình huống có vấn đề phù hợp, hiệu quả (cả cho cá nhân, nhóm) 
  • Thời gian đủ để nhận biết, lập kế hoạch và thực hiện, kết luận nhất là với vấn đề dành cho nhóm
  • Cần đảm bảo một số phương tiện thực hiện giải quyết vấn đề nhất là với các vấn đề cần khảo sát, thí nghiệm...
Giai đoạn 1: Nhận biết vấn đề
  • Học sinh tiếp cận tình huống có vấn đề được gợi ý hoặc giáo viên kích thích học sinh tự tạo ra tình huốn có vấn đề.
Giai đoạn 2: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
  • Học sinh đề xuất giả thuyết giải quyết vấn đề, đưa ra các phương án và lập kế hoạch giải quyết vấn đề.
Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch
  • Đánh giá việc thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề
Giai đoạn 4: Kiểm tra, đánh giá và kết luận
  • Học sinh rút ra kết luận về cách giải quyết vấn đề, từ đó lĩnh hội được tri thức, kĩ năng và vận dụng được kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.

No comments:

Post a Comment