1. Đường tiệm cận ngang:
Cho hàm số \(y = f(x)\) xác định trên một khoảng vô hạn (là khoảng dạng \(\left( {a; + \infty } \right),\left( { - \infty ;b} \right)\) hoặc \(\left( { - \infty ; + \infty } \right)\)). Đường thẳng \(y = {y_0}\) là đường tiệm cận ngang (hay tiệm cận ngang) của đồ thị hàm số \(y = f(x)\) nếu ít nhất một trong các điều kiện sau được thỏa mãn: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f(x) = {y_0},\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f(x) = {y_0}\)
2 Đường tiệm cận đứng:
Đường thẳng \(x = {x_0}\) được gọi là đường tiệm cận đứng (hay tiệm cận đứng) của đồ thị hàm số \(y = f(x)\) nếu ít nhất một trong các điều kiện sau được thỏa mãn:
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}^ + } f(x) = + \infty ,\,\,\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}^ - } f(x) = - \infty ,\)\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}^ + } f(x) = - \infty ,\,\,\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}^ - } f(x) = + \infty \)
Lưu ý: Với đồ thị hàm phân thức dạng \(y = \frac{{ax + b}}{{cx + d}}{\rm{ }}\left( {c \ne 0;{\rm{ }}ad - bc \ne 0} \right)\) luôn có tiệm cận ngang là \(y = \frac{a}{c}\) và tiệm cận đứng \(x = - \frac{d}{c}.\)
Lưu ý: Với đồ thị hàm phân thức dạng \(y = \frac{{ax + b}}{{cx + d}}{\rm{ }}\left( {c \ne 0;{\rm{ }}ad - bc \ne 0} \right)\) luôn có tiệm cận ngang là \(y = \frac{a}{c}\) và tiệm cận đứng \(x = - \frac{d}{c}.\)
No comments:
Post a Comment